Những lưu ý khi bé bị tiêu chảy.

Anh1-618cf
Vì sao dịch bệnh Tay chân miệng tấn công trẻ nhỏ?
15/08/2014

Những lưu ý khi bé bị tiêu chảy.

be benh

Những lưu ý khi bé bị tiêu chảy.

Bé bị tiêu chảy khi đi tiêu phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Đây là 1 trong những bệnh thường gặp.

 

Tiêu chảy có thể do bệnh lý của hệ tiêu hóa, do vi rút, nhiễm khuẩn E. coli,… cũng có thể là biến chứng đi kèm của viêm đường hô hấp hoặc do dùng thuốc.

Những trường hợp tiêu chảy cấp không biến chứng thì không nguy hiểm, khi đó có thể điều trị tại nhà cho bé. Trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng, nhiễm độc và mất nước điện giải có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu sau đây, để mang trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất, để tránh hậu quả đáng tiếc. Những dấu hiệu đó là:

  1. Khi bé đi tiêu chảy quá 3 ngày
  2. Ói hết thức ăn, bỏ ăn, hoặc đi tiêu nhiều lần
  3. Đau bụng hoặc quấy khóc nhiều, khóc thét khi đau
  1. Các triệu chứng mất nước: môi khô, khát nước, mắt trũng, sụt cân trên 5% trọng lượng cơ thể.
  2. Sốt cao liên tục trên 38,5oC, khó hạ nhiệt
  3. Tiêu đàm máu

tieu hoa

Trong 3 ngày đầu có thể chăm sóc trẻ tại nhà, và để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách cần thực hiện như sau:

Bù nước và điện giải:

Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy.

 

Nếu trẻ đang được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn và uống nước chín là đủ.

Đối với trẻ lớn hơn thì cần cho trẻ uống thêm các loại nước như: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín.

 

Cho trẻ uống dung dịch ORESOL để bù lại số lượng nước và các chất điện giải bị mất qua phân, pha và dùng theo đúng hướng dẫn ghi trên gói thuốc. Số lương dịch cho trẻ uống bù sau mỗi lần trẻ đi tiêu: số ml dịch bù bằng số kg của trẻ nhân 10. Ví dụ: trẻ 10kg thì sau mỗi lần trẻ đi tiêu lỏng có thể cho trẻ uống khoảng 100ml dịch. Cho trẻ uống chậm từng muỗng nhỏ.

 

Cần tránh các loại nước giải khát có gaz, nước ép trái cây quá ngọt gây khó tiêu, đầy bụng.

 

Chế độ ăn và thực phẩm chế biến:

Trẻ bị tiêu chảy thường biếng ăn do cơ thể mệt mỏi, do đó cha mẹ cần chú ý chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm như súp, cháo (cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt,…) và phải kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ nếu trẻ buồn nôn, nôn, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần.

 

Thực phẩm dùng cho trẻ vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm thông thường như: bột, béo, đạm, rau.

 

Thức ăn phải được nấu chín, sử dụng nước sạch, thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách, rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi cho trẻ ăn để đảm bảo vệ sinh.

 

Cần chú ý:

 

Không cho trẻ uống thuốc “cầm” tiêu chảy, hoặc ăn lá ổi, hồng xiêm xanh,… các chất thải dễ ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm.

 

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

Theo dõi trẻ nếu thấy có 1 trong 6 dấu hiệu cần lưu ý như trên cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Facebook